Ăn đồ bổ có nguy cơ khiến tế bào ung thư nhanh phát triển

Nhiều quan điểm cho rằng, khi bị ung thư (UT) không nên ăn đồ bổ vì sẽ nuôi tế bào UT, làm cho chúng phát triển nhanh hơn.

Quan điểm khác lại cho rằng, cần ăn đồ bổ để tăng cường sức khỏe, trấn áp khối u. BS Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y Dược học dân tộc, cho biết: việc ăn đồ bổ có nuôi UT hay không tùy thuộc vào đối tượng và thời điểm điều trị.

Đồ bổ mà dân gian thường cho rằng sẽ nuôi tế bào UT là những thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ động vật. Theo BS Nguyễn Tuấn Anh, trong quá trình phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u, chịu những đợt hóa trị, xạ trị, người bệnh bị mất nhiều máu vì chịu sự công phá của hóa chất, của tia xạ thì việc bổ sung dưỡng chất, đồ bổ cực kỳ cần thiết. Điều này sẽ giúp cơ thể nhanh tạo máu bù lại lượng máu bị mất, đồng thời đủ sức để tiếp nhận hóa chất chống chọi lại bệnh. Khi đó, với sức phá hủy của hóa chất, của tia xạ thì đồ bổ cũng không đủ sức để nuôi tế bào UT.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân UT điều trị hoàn toàn bằng Đông y, và điều trị hỗ trợ sau khi đã hoàn tất phác đồ hóa, xạ thì việc ăn nhiều đồ bổ lại có nguy cơ khiến tế bào UT nhanh phát triển, nhanh tái phát.

Ăn đồ bổ có nguy cơ khiến tế bào ung thư nhanh phát triển

Ảnh minh hoạ.

BS Nguyễn Tuấn Anh tư vấn: chế độ dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị UT được áp dụng cho tất cả các đối tượng đã kể trên (kể cả người đang trong quá trình điều trị Tây y) là hướng tới thiên nhiên và đảm bảo yếu tố sạch. Cụ thể:

– Người bệnh nên thay gạo trắng bằng gạo lứt (vì trong gạo lứt có đầy đủ các vitamin và khoáng chất, trong khi gạo trắng chủ yếu chỉ gồm bột và đường).

– Kiêng cữ hẳn mỡ động vật và hạn chế dùng đạm động vật (với đạm động vật trừ người bệnh đang phẫu thuật, hóa, xạ).

– Hạn chế dùng muối, đường, trứng; những sản phẩm, thực phẩm chế biến sẵn (vì trong đó có chứa các loại hóa chất (bảo quản, tạo màu – mùi – vị…); thực phẩm chế biến sẵn bán ngoài đường (vì khó kiểm soát được độ tươi, sạch).

– Nên ăn nhiều rau củ (bông cải, rau, dền, bắp cải, cà rốt…); các loại đậu (gồm cả đậu tươi và đậu hột khô); các loại nấm có tác dụng ngăn ngừa UT rất tốt (nấm bào ngư, đông cô, nấm tuyết, nấm mèo đen, nấm kim chi…); rong tảo biển, các loại trái cây (đặc biệt là táo, dâu…); các loại gia vị như tỏi, hành tím, rau thơm, mè đen và một số loại cá đồng.

– Uống đủ nước: nước khoáng kiềm, trà xanh, nước trái cây, nước gạo lứt, đậu đen…

Lưu ý, các thực phẩm đều phải tươi và nếu có thể thì nên đảm bảo cả yếu tố “sạch” (không hóa chất: tăng trưởng, bảo quản…).

Nếu bị UT liên quan đến các cơ quan sinh dục nữ như vú, tử cung thì nên hạn chế sữa đậu nành.

Song song đó, những yếu tố vô cùng quan trọng giúp nâng cao chất lượng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân UT là người bệnh cần giữ được tâm lý thoải mái, tinh thần an vui, ít lo lắng, căng thẳng, hạn chế giận, buồn, sợ hãi; luyện tập thể dục, dưỡng sinh mỗi ngày để gia tăng sức khỏe, làm việc nhẹ nhàng, hạn chế nằm, ngồi; với những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc Đông dược, châm cứu hoặc massage.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password