Cùng con bước vào tuổi dậy thì

Khi con bước vào tuổi dậy thì, bên cạnh những lời khuyên, bố mẹ cần quan tâm trao đổi, có chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ.

  • 1

    Những thay đổi ở tuổi dậy thì: 

    Đến tuổi dậy thì, cả trẻ trai và gái đều trải qua những thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng và có sự chuyển biến rất lớn về tâm lý, thể hiện qua các mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè, trẻ có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá mình và bạn khác giới. Thời hội nhập với nhiều luồng văn hóa tràn ngập cũng là thách thức cho trẻ lựa chọn cũng như đang dần trở thành mối quan tâm đáng lo ngại của các bậc bố mẹ đối với con em mình.

    Cùng con đón tuổi dậy thì là điều cần thiết. Bố mẹ cần mang đến cho con những lời khuyên, những lý giải kịp thời về điều con trẻ tò mò muốn biết. Tuổi dậy thì là thời điểm thích hợp để các bậc cha mẹ bằng hiểu biết, tình yêu thương, sự gần gũi để trò chuyện với con về giới tính. Cởi mở nói chuyện với chúng bằng những câu chuyện từ chính cuộc đời của mình cùng với những gì bản thân đã trải qua trong thời kỳ đó. Đây chính là bước đầu để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, mỗi khi con bạn đã muốn trò chuyện với bạn về chuyện “thầm kín” nhất, thì những vấn đề khác chúng cũng sẽ không ngần ngại nói ra.

    Nhiều biện pháp dạy con chỉ có hiệu quả khi chúng ở một độ tuổi nhất định. Ví dụ khi trẻ lớn lên, khả năng suy luận của chúng sẽ phát triển đáng kể. Vì vậy chúng sẵn sàng cãi lại nếu bạn có những yêu cầu “lìu tìu”. Khi con bước vào tuổi dậy thì, đã đến lúc bạn cần thay đổi biện pháp dạy con. Điều quan trọng nhất mà trẻ cần ở cha mẹ là tình yêu thương. Điều thứ 2 cũng tối quan trọng lại là khuôn phép. Cho dù có đang trở thành người lớn, tâm sinh lý đang thay đổi, trẻ cũng cần những nguyên tắc, những giới hạn. Bạn hãy tỏ ra kiên quyết nhưng công bằng. 

    Bố mẹ nên thường xuyên cập nhật thông tin về giới tính. Hãy cảnh báo trước với con về nguy cơ mang thai, lây nhiễm có thể xảy ra nếu quan hệ tình dục không an toàn. Và hãy cho chúng biết làm thế nào để ngừa thai, tình dục an toàn. Những kiến thức này không chỉ dựa trên kinh nghiệm của các bậc cha mẹ mà phải là những kiến thức được cập nhật thường xuyên, khoa học. Khi có những hiểu biết đúng đắn, bản thân chúng sẽ biết phải làm gì để có thể vượt qua được giai đoạn này và định hình một đời sống tình dục lành mạnh về sau.

    Nhiều bậc bố mẹ thường đánh đồng việc con cái thích độc lập với sự nổi loạn hay bất kính. Đây là quan niệm sai lầm. Trẻ vị thành niên cần phải được khuyến khích để trở nên độc lập hơn. Hãy tạo cho trẻ những “không gian tâm lý” để chúng học cách trở nên tự tin, chống lại những cám dỗ.

    teen-1-jpg-1358318333-1358318568_500x0.j

  • 2

    Dinh dưỡng cho con ở tuổi dậy thì

    Cơ thể bạn gái đến tuổi dậy thì cần rất nhiều chất, một mặt giúp cơ thể tồn tại, mặt khác giúp cho sự phát triển của cơ thể được cân đối. 

    Một ngày trẻ phải đảm  bảo ăn được 2.200-2.400 calo, tức tương đương với lượng ăn của người trưởng thành,. Năng lượng là tiêu chuẩn để xác định ăn thiếu, đủ hay thừa. Năng lượng được tạo ra bởi các chất dinh dưỡng là đạm, béo, bột đường nên các chất này cần phải có một tỷ lệ hợp lý thì mới đạt hiệu quả tối ưu là vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cấu tạo nên cơ thể.

    Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ. Dầu mỡ giúp trẻ ăn ngon miệng, là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Ngoài ra cần chú ý đến các chất dinh dưỡng khác phù hợp với lứa tuổi này như sắt, vitamin A, canxi, vitamin C…

  • 3

    Để đề phòng nguy cơ béo phì trong giai đoạn này, bố mẹ cần lưu ý:

    – Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm ngọt, thực phẩm giàu chất béo (đặc biệt là chất béo không tốt cho sức khỏe như mỡ, bơ, mayonnaise…).

    – Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh.

    – Không sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.

    – Tình trạng vừa ăn vừa xem tivi, chơi game có thể làm phân tán sự chú ý của trẻ dẫn đến nạp quá nhiều năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì.

    Việc cung cấp không đủ hay quá dư chất dinh dưỡng đều không tốt cho trẻ. Cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng so với nhu cầu có thể gây thừa cân béo phì, dễ dẫn đến những hệ lụy về sau như bệnh lý tim mạch, khớp, tiểu đường… Thiếu chất cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi cọc, loãng xương, sỏi mật, vô kinh, chậm dậy thì, thiếu máu, rụng tóc, chán ăn…

    – Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm ngọt, thực phẩm giàu chất béo (đặc biệt là chất béo không tốt cho sức khỏe như mỡ, bơ, mayonnaise…).

    – Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh.

    – Không sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.

    – Tình trạng vừa ăn vừa xem tivi, chơi game có thể làm phân tán sự chú ý của trẻ dẫn đến nạp quá nhiều năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì.

    Việc cung cấp không đủ hay quá dư chất dinh dưỡng đều không tốt cho trẻ. Cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng so với nhu cầu có thể gây thừa cân béo phì, dễ dẫn đến những hệ lụy về sau như bệnh lý tim mạch, khớp, tiểu đường… Thiếu chất cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi cọc, loãng xương, sỏi mật, vô kinh, chậm dậy thì, thiếu máu, rụng tóc, chán ăn…


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password