Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Hiện nay, vấn đề thực phẩm biến đổi gen GMO có hại cho sức khỏe con người hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trên toàn thế giới. Theo đó, việc quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO là một trong những cách cần thiết giúp người tiêu dùng biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO cũng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen (GMO) giúp người tiêu dùng biết rõ về nguồn gốc – Nguồn: internet

Thế giới quy định chặt chẽ vấn đề dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO

Mỹ là một trong những quốc gia có yêu cầu cao về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO. Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, tất cả các sản phẩm GMO bày bán tại bang Vermont (Mỹ) đều phải dán nhãn. Điều này cho thấy, Mỹ đang làm một cách mạng nhận thức về GMO, buộc người tiêu dùng phải quan tâm tới tác hại của loại thực phẩm này cũng như quyết định có dùng đến sản phẩm đó hay không.

Theo quy định của Mỹ, luật bắt dán nhãn sẽ được chia thành hai loại: Thứ nhất là yêu cầu thông báo cho người tiêu dùng danh sách các thành phần của thức phẩm có in trong bao bì. Thứ hai, thông báo này được đặt ở nơi khác trên bao bì nhưng phải ở trong một khu vực dễ thấy.

Với yêu cầu thứ hai, một số chuyên gia đã lên tiếng chỉ trích. Trong đó, ông Tim Richards, giáo sư kinh doanh nông nghiệp tại Đại học bang Arizona cho rằng: “Quy định đó giống như đặt một cái đầu xương chéo vào một sản phẩm thực phẩm. Việc dán nhãn GMO sẽ nói với mọi người rằng đây là sản phẩm độc hại trong khi không có bằng chứng xác định độ độc hại”.

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Tờ rơi ủng hộ việc dán nhãn cho thực phẩm GMO. Một bên là hạt giống bắp GMO tẩm hóa chất “giết ong” xanh lè, một bên là hạt bắp tự nhiên – Nguồn: internet

Trong khi đó tại một số nước, việc quy định dán nhãn dựa trên tỷ lệ GMO trong một sản phẩm thực phẩm. Cụ thể, ở những nơi như Liên minh Châu Âu, Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc tỷ lệ GMO ở ngưỡng 0,9%. Các nước khác cho phép đưa GMO vào mức độ cao hơn như  Hàn Quốc là 3% và Nhật Bản là 5%.

Brazil hiện là nước sản xuất cây trồng GMO lớn thứ hai trên thế giới cũng yêu cầu dán nhãn cho cả hai loại thực phẩm làm thức ăn cho người hoặc động vật nếu có chứa hoặc được sản xuất từ ​​GMO. Thông báo này ở dạng một màu đen được tô lên trên một tam giác màu vàng.

Tranh luận gay gắt việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đang có ý kiến trái chiều về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO có bắt buộc hay không. Điều này được thể hiện rõ khi Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex đã cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn bắt buộc ghi nhãn để phổ biến chung tại các quốc gia. Tuy nhiên, việc thống nhất để có được tiêu chuẩn về GMO là khá khó khăn, thay vào đó, việc dán nhãn sẽ để tự các quốc gia tự nguyện.

Quan điểm quốc tế chưa thống nhất, trong khi tại nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, các doanh nghiệp như Coca-Cola, DuPont, Kraft Foods, Monsant… đã đệ đơn kiện nhằm lật đổ luật ghi nhãn của Vermont. Các doanh nghiệp này phản đối việc ghi nhãn bắt buộc vì cho rằng điều đó không công bằng cũng như hàm ý rằng thực phẩm có thành phần GMO không an toàn, có thể khiến họ thua lỗ.

Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng việc bắt buộc dán nhãn thông tin để người tiêu dùng biết sản phẩm đó có chứa GMO sẽ khiến chi phí mỗi ngày cho hóa đơn hàng tạp hoá tăng lên. Cụ thể, những người phản đối dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO trích dẫn các nghiên cứu cho thấy giá lương thực sẽ tăng cao. Theo đó, mức chi tiêu trong siêu thị của một gia đình bốn người sẽ tăng lên từ 400 đô lên 800 đô/năm.

Ngoài ra, những người phản đối cho rằng, nếu người tiêu dùng biết rằng thực phẩm đó có thành phần GMO thì họ sẽ nghĩ tới vấn đề sức khỏe một cách tiêu cực và sẽ không mua nữa. Kết quả là các nhà sản xuất thực phẩm sẽ thay thế thực phẩm GMO bằng các thành phần hữu cơ đắt tiền và giá lương thực sẽ leo thang.

Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO là quan trọng nhằm minh bạch hóa hoạt động sản xuất thực phẩm. Đây cũng là quyền lợi cơ bản của người mua hàng để quyết định chọn mua sản phẩm những sản phẩm thế nào.

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Những công ty không muốn sản phẩm GMO của mình bị dán nhãn – Nguồn: internet

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO tại Việt Nam: Làm nhưng chưa tới

Theo thông tư liên tịch số 45 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành cuối tháng 11/2015 thì từ 8/1/2016, thực phẩm GMO được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn bằng tiếng Việt có ghi rõ “biến đổi gen”. Bên cạnh đó, với sản phẩm đóng gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu GMO lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề ghi dán nhãn tại Việt Nam vẫn chưa quy định chặt chẽ bởi việc ghi nhãn chỉ áp dụng đối với sản phẩm đóng gói sẵn còn thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không báo gói không phải tuân thủ.

Cũng theo một khảo sát trước đó của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Các mẫu thức ăn chăn nuôi có mặt trên thị trường Việt Nam được nhập từ nước ngoài đều chứa thành phần GMO như ngô, đậu tương. Bên cạnh đó, các sản phẩm được chế biến sẵn từ ngô và đậu tương có chứa GMO cũng không được gắn nhãn mác là “sản phẩm biến đổi gen”.

Luật gia Phan Thị Việt Thu – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM từng trả lời báo chí rằng: Quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO của Việt Nam ban hành đã có hiệu lực cả năm nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào được dán nhãn. Điều đó cũng không có nghĩa là trên thị trường, trong các siêu thị, cửa hàng không có sản phẩm chứa GMO.

Hiện nay, vấn đề về thực phẩm biến đổi Gen GMO đã là vấn đề nóng khi bộ nông nghiệp công bố thông tin Việt Nam có thể là trung tâm xuất khẩu giống biến đổi Gen GMO. Vậy chúng ta, những người tiêu dùng cũng cần có những hiểu biết và quyết định sáng suốt khi chọn thực phẩm cho gia đình mình. Bạn có toàn quyền quyết định sự quan trọng của sức khỏe của bạn và gia đình vì vậy hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh.

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn thực phẩm hữu cơ, một loại thực phẩm nói không với biến đổi Gen GMO như là một giải pháp về bữa ăn cho gia đình mình. 

Hiện nay, vấn đề thực phẩm biến đổi gen GMO có hại cho sức khỏe con người hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trên toàn thế giới. Theo đó, việc quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO là một trong những cách cần thiết giúp người tiêu dùng biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO cũng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen (GMO) giúp người tiêu dùng biết rõ về nguồn gốc – Nguồn: internet

Thế giới quy định chặt chẽ vấn đề dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO

Mỹ là một trong những quốc gia có yêu cầu cao về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO. Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, tất cả các sản phẩm GMO bày bán tại bang Vermont (Mỹ) đều phải dán nhãn. Điều này cho thấy, Mỹ đang làm một cách mạng nhận thức về GMO, buộc người tiêu dùng phải quan tâm tới tác hại của loại thực phẩm này cũng như quyết định có dùng đến sản phẩm đó hay không.

Theo quy định của Mỹ, luật bắt dán nhãn sẽ được chia thành hai loại: Thứ nhất là yêu cầu thông báo cho người tiêu dùng danh sách các thành phần của thức phẩm có in trong bao bì. Thứ hai, thông báo này được đặt ở nơi khác trên bao bì nhưng phải ở trong một khu vực dễ thấy.

Với yêu cầu thứ hai, một số chuyên gia đã lên tiếng chỉ trích. Trong đó, ông Tim Richards, giáo sư kinh doanh nông nghiệp tại Đại học bang Arizona cho rằng: “Quy định đó giống như đặt một cái đầu xương chéo vào một sản phẩm thực phẩm. Việc dán nhãn GMO sẽ nói với mọi người rằng đây là sản phẩm độc hại trong khi không có bằng chứng xác định độ độc hại”.

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Tờ rơi ủng hộ việc dán nhãn cho thực phẩm GMO. Một bên là hạt giống bắp GMO tẩm hóa chất “giết ong” xanh lè, một bên là hạt bắp tự nhiên – Nguồn: internet

Trong khi đó tại một số nước, việc quy định dán nhãn dựa trên tỷ lệ GMO trong một sản phẩm thực phẩm. Cụ thể, ở những nơi như Liên minh Châu Âu, Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc tỷ lệ GMO ở ngưỡng 0,9%. Các nước khác cho phép đưa GMO vào mức độ cao hơn như  Hàn Quốc là 3% và Nhật Bản là 5%.

Brazil hiện là nước sản xuất cây trồng GMO lớn thứ hai trên thế giới cũng yêu cầu dán nhãn cho cả hai loại thực phẩm làm thức ăn cho người hoặc động vật nếu có chứa hoặc được sản xuất từ ​​GMO. Thông báo này ở dạng một màu đen được tô lên trên một tam giác màu vàng.

Tranh luận gay gắt việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đang có ý kiến trái chiều về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO có bắt buộc hay không. Điều này được thể hiện rõ khi Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex đã cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn bắt buộc ghi nhãn để phổ biến chung tại các quốc gia. Tuy nhiên, việc thống nhất để có được tiêu chuẩn về GMO là khá khó khăn, thay vào đó, việc dán nhãn sẽ để tự các quốc gia tự nguyện.

Quan điểm quốc tế chưa thống nhất, trong khi tại nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, các doanh nghiệp như Coca-Cola, DuPont, Kraft Foods, Monsant… đã đệ đơn kiện nhằm lật đổ luật ghi nhãn của Vermont. Các doanh nghiệp này phản đối việc ghi nhãn bắt buộc vì cho rằng điều đó không công bằng cũng như hàm ý rằng thực phẩm có thành phần GMO không an toàn, có thể khiến họ thua lỗ.

Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng việc bắt buộc dán nhãn thông tin để người tiêu dùng biết sản phẩm đó có chứa GMO sẽ khiến chi phí mỗi ngày cho hóa đơn hàng tạp hoá tăng lên. Cụ thể, những người phản đối dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO trích dẫn các nghiên cứu cho thấy giá lương thực sẽ tăng cao. Theo đó, mức chi tiêu trong siêu thị của một gia đình bốn người sẽ tăng lên từ 400 đô lên 800 đô/năm.

Ngoài ra, những người phản đối cho rằng, nếu người tiêu dùng biết rằng thực phẩm đó có thành phần GMO thì họ sẽ nghĩ tới vấn đề sức khỏe một cách tiêu cực và sẽ không mua nữa. Kết quả là các nhà sản xuất thực phẩm sẽ thay thế thực phẩm GMO bằng các thành phần hữu cơ đắt tiền và giá lương thực sẽ leo thang.

Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO là quan trọng nhằm minh bạch hóa hoạt động sản xuất thực phẩm. Đây cũng là quyền lợi cơ bản của người mua hàng để quyết định chọn mua sản phẩm những sản phẩm thế nào.

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO: Nhìn từ thế giới về Việt Nam

Những công ty không muốn sản phẩm GMO của mình bị dán nhãn – Nguồn: internet

Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO tại Việt Nam: Làm nhưng chưa tới

Theo thông tư liên tịch số 45 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành cuối tháng 11/2015 thì từ 8/1/2016, thực phẩm GMO được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn bằng tiếng Việt có ghi rõ “biến đổi gen”. Bên cạnh đó, với sản phẩm đóng gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu GMO lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề ghi dán nhãn tại Việt Nam vẫn chưa quy định chặt chẽ bởi việc ghi nhãn chỉ áp dụng đối với sản phẩm đóng gói sẵn còn thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không báo gói không phải tuân thủ.

Cũng theo một khảo sát trước đó của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Các mẫu thức ăn chăn nuôi có mặt trên thị trường Việt Nam được nhập từ nước ngoài đều chứa thành phần GMO như ngô, đậu tương. Bên cạnh đó, các sản phẩm được chế biến sẵn từ ngô và đậu tương có chứa GMO cũng không được gắn nhãn mác là “sản phẩm biến đổi gen”.

Luật gia Phan Thị Việt Thu – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM từng trả lời báo chí rằng: Quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen GMO của Việt Nam ban hành đã có hiệu lực cả năm nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào được dán nhãn. Điều đó cũng không có nghĩa là trên thị trường, trong các siêu thị, cửa hàng không có sản phẩm chứa GMO.

Hiện nay, vấn đề về thực phẩm biến đổi Gen GMO đã là vấn đề nóng khi bộ nông nghiệp công bố thông tin Việt Nam có thể là trung tâm xuất khẩu giống biến đổi Gen GMO. Vậy chúng ta, những người tiêu dùng cũng cần có những hiểu biết và quyết định sáng suốt khi chọn thực phẩm cho gia đình mình. Bạn có toàn quyền quyết định sự quan trọng của sức khỏe của bạn và gia đình vì vậy hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh.

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn thực phẩm hữu cơ, một loại thực phẩm nói không với biến đổi Gen GMO như là một giải pháp về bữa ăn cho gia đình mình. 

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password