Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ

Cả rau hữu cơ và rau an toàn đều là những sản phẩm chất lượng mong muốn phục vụ tốt nhất sức khỏe cộng đồng. Canh tác rau hữu cơ và rau an toàn đều hướng đến mục đích chung là làm giảm ô nhiễm môi trường và bảo tồn hệ sinh thái. Tuy nhiên, rau hữu cơ khác rau an toàn ở một số đặc điểm mà xuất phát từ chính các phương thức canh tác. 

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
 
Rau hữu cơ (organic) là gì?

Rau hữu cơ là sản phẩm của quá trình canh tác tự nhiên, không chịu tác động bởi phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất hữu cơ chú trọng đến sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Quá trình này được xem là nông nghiệp hữu cơ nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất đã được quy định bởi tổ chức vùng, chính phủ các nước hay tổ chức quốc tế. Canh tác rau hữu cơ nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên đất và nước và làm giảm ô nhiễm môi trường mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp thường gây ra.

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
 Sản xuất rau hữu cơ không sử dụng các hóa chất tổng hợp như phân bón hóa học,thuốc trừ sâu, diệt cỏ…- Nguồn: internet

Các nguyên tắc cơ bản để sản xuất rau hữu cơ

–    Mục đích đầu tiên của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của cộng đồng, độc lập về đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. 
–    Hệ thống quản lí sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải gắn liền với hệ sinh thái.
–    Nông dân canh tác theo nông nghiệp hữu cơ phải dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, tận dụng các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật để cái thiện độ phì đất.
–    Hạn chế tối đa ô nhiễm và mất an toàn của cơ sở sản xuất, khu vực thu hái tự nhiên và môi trường xung quanh.
–    Không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, phân vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng.
–    Đảm bảo chất lượng của sản phẩm hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Rau an toàn là gì?

Rau an toàn được hiểu như sản phẩm của quá trình “thực hành nông nghiệp tốt (GAP)”. Rau an toàn là rau không chứa dư lượng thuốc hoặc hóa chất sau tất cả giai đoạn từ trồng đến thu hoạch và sơ chế. Trong những năm trở lại đây, rau an toàn được sản xuất theo GAP trở nên phổ biến với nhiều nhà vườn và nhà tiêu dùng bởi khả năng cung ứng rau, quả an toàn cho thị trường.

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
Rau an toàn được hiểu như sản phẩm của quá trình “thực hành nông nghiệp tốt (GAP)” – nguồn: Internet

Các tổ chức thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và tiêu chí chung

GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice) là thực hành nông nghiệp tốt trên toàn cầu do một tổ chức tư nhân, một nhóm siêu thị ở châu Âu xây dựng. Mục đích của GlobalGAP là làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn.

GlobalGAP là một tiêu chuẩn về việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng cho đến khi xuất khỏi trang trại. Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Cho đến nay GlobalGAP đã xây dựng được các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, cây trồng xen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và thủy sản (cá Hồi).

AseanGAP (Asean Good Agricultural Practice)

AseanGAP là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với các loại rau quả tươi ở khu vực ASEAN. AseanGAP ra đời vào năm 2006 do ban thư kí của tổ chức ASEAN xây dựng với đại diện các nước thành viên. 
Mục tiêu của AseanGAP là tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc gia cho các nước thành viên trong khu vực ASEAN, đề cao sản phẩm rau, quả an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. 

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practice)

VietGAP là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng dựa trên 4 tiêu chuẩn: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. VietGAP là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt dây chuyền sản xuất, được bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như môi trường, các hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì và điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong trang trại. 

Vậy rau hữu cơ khác rau an toàn như thế nào?

Trong quá trình sản xuất cho ra rau hữu cơ và rau an toàn có một số điểm không giống nhau, vậy nên tính chất rau cũng khác biệt. Chúng ta hãy cùng xem bảng so sánh rau hữu cơ khác rau an toàn dưới đây:

Rau hữu cơ (Organic)

Rau an toàn (GAP)

Bón nguồn phân tự nhiên cho đất như phân chuồng hoặc phân hữu cơ (compost) gồm các thành phần hữu cơ đã được phân hủy và tái chế.

Sử dụng phân hóa học để thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển.

Tận dụng thiên địch và các loại bẫy để giảm bớt côn trùng và bệnh dịch. sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Phun thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại ở mức độ cho phép. Không sử dụng các nhóm thuốc đã bị cấm.

Luân canh cây trồng, cày lật đất, phủ bạc và vệ sinh vườn bằng tay để giảm bớt cỏ dại.

Sử dụng thuốc diệt cỏ ở mức độ cho phép.

Yêu cầu đất phải đạt tiêu chuẩn với 3 năm không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học, thuốc diệt cỏ, hóa chất độc hại…

Đất đạt tiêu chuẩn trồng rau mà không bị tồn dư hóa chất độc hại

Không sử dụng cây chuyển gen (GMO)

Được phép sử dụng cây chuyển gen (GMO)

 

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo hình ảnh phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn dưới đây: 

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
 Bảng phân biệt sự khác biết giữa rau an toàn, rau hữu cơ và rau tự nhiên – Happy Trade

Trên đây là những khác biệt cơ bản về rau hữu cơ và các loại rau an toàn do Happy Trade tổng hợp. Nếu bạn quan tâm đến rau hữu cơ và rau an toàn hãy cho Happy Trade biết ý kiến của bạn dưới đây nhé

Cả rau hữu cơ và rau an toàn đều là những sản phẩm chất lượng mong muốn phục vụ tốt nhất sức khỏe cộng đồng. Canh tác rau hữu cơ và rau an toàn đều hướng đến mục đích chung là làm giảm ô nhiễm môi trường và bảo tồn hệ sinh thái. Tuy nhiên, rau hữu cơ khác rau an toàn ở một số đặc điểm mà xuất phát từ chính các phương thức canh tác. 

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
 
Rau hữu cơ (organic) là gì?

Rau hữu cơ là sản phẩm của quá trình canh tác tự nhiên, không chịu tác động bởi phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất hữu cơ chú trọng đến sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Quá trình này được xem là nông nghiệp hữu cơ nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất đã được quy định bởi tổ chức vùng, chính phủ các nước hay tổ chức quốc tế. Canh tác rau hữu cơ nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên đất và nước và làm giảm ô nhiễm môi trường mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp thường gây ra.

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
 Sản xuất rau hữu cơ không sử dụng các hóa chất tổng hợp như phân bón hóa học,thuốc trừ sâu, diệt cỏ…- Nguồn: internet

Các nguyên tắc cơ bản để sản xuất rau hữu cơ

–    Mục đích đầu tiên của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của cộng đồng, độc lập về đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. 
–    Hệ thống quản lí sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải gắn liền với hệ sinh thái.
–    Nông dân canh tác theo nông nghiệp hữu cơ phải dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, tận dụng các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật để cái thiện độ phì đất.
–    Hạn chế tối đa ô nhiễm và mất an toàn của cơ sở sản xuất, khu vực thu hái tự nhiên và môi trường xung quanh.
–    Không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, phân vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng.
–    Đảm bảo chất lượng của sản phẩm hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Rau an toàn là gì?

Rau an toàn được hiểu như sản phẩm của quá trình “thực hành nông nghiệp tốt (GAP)”. Rau an toàn là rau không chứa dư lượng thuốc hoặc hóa chất sau tất cả giai đoạn từ trồng đến thu hoạch và sơ chế. Trong những năm trở lại đây, rau an toàn được sản xuất theo GAP trở nên phổ biến với nhiều nhà vườn và nhà tiêu dùng bởi khả năng cung ứng rau, quả an toàn cho thị trường.

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
Rau an toàn được hiểu như sản phẩm của quá trình “thực hành nông nghiệp tốt (GAP)” – nguồn: Internet

Các tổ chức thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và tiêu chí chung

GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice) là thực hành nông nghiệp tốt trên toàn cầu do một tổ chức tư nhân, một nhóm siêu thị ở châu Âu xây dựng. Mục đích của GlobalGAP là làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn.

GlobalGAP là một tiêu chuẩn về việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng cho đến khi xuất khỏi trang trại. Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Cho đến nay GlobalGAP đã xây dựng được các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, cây trồng xen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và thủy sản (cá Hồi).

AseanGAP (Asean Good Agricultural Practice)

AseanGAP là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với các loại rau quả tươi ở khu vực ASEAN. AseanGAP ra đời vào năm 2006 do ban thư kí của tổ chức ASEAN xây dựng với đại diện các nước thành viên. 
Mục tiêu của AseanGAP là tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc gia cho các nước thành viên trong khu vực ASEAN, đề cao sản phẩm rau, quả an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. 

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practice)

VietGAP là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng dựa trên 4 tiêu chuẩn: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. VietGAP là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt dây chuyền sản xuất, được bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như môi trường, các hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì và điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong trang trại. 

Vậy rau hữu cơ khác rau an toàn như thế nào?

Trong quá trình sản xuất cho ra rau hữu cơ và rau an toàn có một số điểm không giống nhau, vậy nên tính chất rau cũng khác biệt. Chúng ta hãy cùng xem bảng so sánh rau hữu cơ khác rau an toàn dưới đây:

Rau hữu cơ (Organic)

Rau an toàn (GAP)

Bón nguồn phân tự nhiên cho đất như phân chuồng hoặc phân hữu cơ (compost) gồm các thành phần hữu cơ đã được phân hủy và tái chế.

Sử dụng phân hóa học để thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển.

Tận dụng thiên địch và các loại bẫy để giảm bớt côn trùng và bệnh dịch. sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Phun thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại ở mức độ cho phép. Không sử dụng các nhóm thuốc đã bị cấm.

Luân canh cây trồng, cày lật đất, phủ bạc và vệ sinh vườn bằng tay để giảm bớt cỏ dại.

Sử dụng thuốc diệt cỏ ở mức độ cho phép.

Yêu cầu đất phải đạt tiêu chuẩn với 3 năm không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học, thuốc diệt cỏ, hóa chất độc hại…

Đất đạt tiêu chuẩn trồng rau mà không bị tồn dư hóa chất độc hại

Không sử dụng cây chuyển gen (GMO)

Được phép sử dụng cây chuyển gen (GMO)

 

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo hình ảnh phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn dưới đây: 

Hướng dẫn phân biệt rau hữu cơ khác rau an toàn cho các bà nội trợ
 Bảng phân biệt sự khác biết giữa rau an toàn, rau hữu cơ và rau tự nhiên – Happy Trade

Trên đây là những khác biệt cơ bản về rau hữu cơ và các loại rau an toàn do Happy Trade tổng hợp. Nếu bạn quan tâm đến rau hữu cơ và rau an toàn hãy cho Happy Trade biết ý kiến của bạn dưới đây nhé

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

x

Register

Lost Password