Mức me Phan Thiết

Mức me Phan Thiết

Ở Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan Thiết và các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây me phát triển rất tốt.
 
 
Có thể chúng ta chỉ biết tác dụng của cây me, ngoài việc lấy thân cành làm mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, làm nước chấm cho món bánh hỏi Phú Long, cá lóc hấp, chiên xù….trái me còn có 10 tác dụng mà ít ai ngờ đến đó là :
 
1. Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt (hàm lượng thiamin 29%)
Bạn thường xuyên cảm thấy bị tê ở chân? Bạn có biết rằng nguyên nhân chính gây ra các chứng tê ở bắp chân, chuột rút, đau mỏi và kim châm ở lòng bàn chân chính là do thiếu thiamin gây nên. Thiamin là một loại vitaminB có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu không có chất dinh dưỡng này, các màng bọc myelin của các dây thần kinh có thể bị tổn thương, gây ra những cảm giác đau đớn, cảm giác gai, châm chích ở lòng bàn chân. Vì vậy me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời, nó có lợi cho hệ thần kinh hoạt động tốt.
 
2. Giữ xương chắc khỏe (hàm lượng magnesium 23%)
Bạn có thể bổ sung magiê tự nhiên cho cơ thể bằng cách ăn me và những món ăn từ me tươi. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những người có chế độ ăn giàu kali và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn, xương chắc khỏe hơn so với những người không được bổ sung đầy đủ hai chất này.
 
3. Giúp ngăn ngừa táo bón (hàm lượng chất xơ 20%)
Quả me là một trong những nguồn chất xơ cao nhất trong các loại trái cây. Chất xơ trong quả me nói riêng có tác dụng điều hòa nhu động ruột và được coi như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ. Vì vậy, ăn me có thể giúp cơ thể ngăn ngừa táo bón.
 
4. Giúp kiểm soát huyết áp (hàm lượng kali 18%)
Quả me có thành phần kali cao gấp hai lần lượng kali trong chuối. Do đó, nó có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt không kém gì chuối. Me giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.
 
5. Ngăn chặn bệnh thiếu máu (hàm lượng sắt 16%)
Với hàm lượng sắt phong phú, quả me sẽ giúp tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, đây cũng là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai.
 
6. Giúp kiểm soát mức cholesterol ( hàm lượng niacin 10%)
Me chứa khá nhiều chất niacin, một loại vitamin B rất quan trọng với sức khỏe. Chất này có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
  
7. Cung cấp năng lượng mà không gây béo (hàm lượng riboflavin 9%)
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy thử dùng một ít quả me có vị ngọt. Thành phần của me bao gồm chất riboflavin sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Bởi vậy, khi ăn me, không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng cho các hoạt động của mình. 
 
8. Hỗ trợ cơ chế đông máu hoạt động bình thường (hàm lượng calcium 7%)
Me là một trong những loại trái cây giàu canxi. Canxi (với sự giúp đỡ của vitamin K) lại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Vì vậy, me được coi là loại quả có thể giúp cơ chế đông máu ở con người hoạt động bình thường. 
 
9. Giúp răng và lợi khỏe mạnh (hàm lượng vitamin C 6%)
Răng lung lay và nướu răng chảy máu có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin C trong cơ thể. Ăn me có thể bổ sung lượng vitamin C mà bạn cần mỗi ngày.
 
10. Tăng cường hệ thống miễn dịch (hàm lượng protein 6%)
Trong số các loại trái cây, me chứa nhiều protein. Protein trong quả me là một chất dinh dưỡng giúp sản xuất kháng thể để chống lại.
 
Ngoài những tác dụng và công dụng rất bổ ích của trái me thì người dân Phan Thiết từ bao đời nay còn tận dụng trái của me để làm mứt. Và trong các loại mứt ngày tết ở Bình Thuận, nổi tiếng nhất vẫn là mứt me Phan Thiết.
“Tiếng đồn Đại Nẫm nhiều xoài – Xuân Phong nhiều cốm – Chợ Gò mứt me”. Người dân Phan Thiết từ lâu đã có câu thơ nói về mức me như thế. Cứ vào khoảng tháng 9 âm lịch trở đi, hương chua ngọt của những thau mứt me cứ theo gió lan tỏa, thoang thoảng trong khu chợ Gò (Phường Phú Trinh), và khu phố 4 (Phường Đức Thắng).
Mứt me chua chua ngọt ngọt, làm  người ăn có cảm giác hấp dẫn, khó quên sau khi đã một lần nếm thử.
 
Me làm mức thường là loại me ván già nhưng còn xanh (chưa chín), trái to ngang, hoặc me đũa, trái dài, mắt thẳng, cơm dày. Loại me ươn, me mật không làm được vì mứt nhão, thâm đen, ít ngon.
 
Làm mứt me thật công phu. Quả hái trên cây xuống hay mua về cắt bớt cuống, chỉ chừa lại cỡ đốt tay. Đem ngâm nước muối (pha 2 thìa trong 3 lít nước) để dễ dàng bóc vỏ. Dùng mũi dao nhọn xé một đường dọc sống lưng me, tách từng lớp vỏ theo đường trôn ốc. Me sạch vỏ, ngâm nước muối độ 2 ngày, xả bớt chất chua. Nhẹ nhàng bổ dọc bụng sao cho khi lấy hạt không làm trái me gãy đoạn. Ngâm nước muối lần nữa để trắng đều. Xăm từ trên xuống khắp hai mặt, lần lượt hết phần me đã chọn. Đun nước nóng, xả 4-5 lượt. Khi nào nếm bớt chua, vớt me vảy ráo nước, tiến hành rim.
 
Thông thường, cứ 3 kg me tươi bóc vỏ phải dùng đến 1,5 kg đường cát. Đường càng trắng, me rim càng đẹp, càng ngon. Me được xếp thành từng lớp vào thau, rải đường lên. Ướp như vậy vài ba tiếng đồng hồ. Khi thấy ra nước đường, múc vào một thau khác, đem thắng cho sên. Rồi đổ vào thau me, bắc lên bếp rim với lửa nhỏ. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay và tính kiên nhẫn, nếu nóng ruột là hỏng ngay. Rim như vậy đến khi đường đã sên chặt, mới trải me hong gió cho ráo. Thắng nước đường thật keo, nhúng trái me rim vào. Mứt me đạt yêu cầu phải có màu vàng trong, bóng mướt, bọc giấy kính để ruồi, kiến không vào được. Tóm lại, để có mứt me thành phẩm, phải trải qua hơn 10  công đoạn, mỗi  công đoạn đều đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn của người làm, thời gian tính từ khi làm đến khi có mứt ăn mất cả tuần.
 
Kinh nghiệm của những người làm mức lâu năm cho biết nếu trái me dày cơm, cần ngâm xả lâu, vắt mạnh tay cũng như chà rửa bụng me thật sạch. Để điều chỉnh độ chua ngọt của trái me theo khẩu vị của khách hàng, không phải cứ thêm bớt lượng đường rim mà phụ thuộc vào sự ngâm xả, vắt nước. Làm mứt me, phải chọn loại đường có mật cao, hạt đường phải sáng ánh. Khi rim, phải ủ lửa bằng tro. Me rim thành phẩm ngoài sự bóng mướt, phải dẻo, có vị chua chua, ngọt ngọt. Điều quan trọng là  mứt me phải để được lâu ngày, không mốc, hoặc lên men.
Lâu nay mứt me trở thành hàng của quý ngày xuân của người Phan Thiết. Mứt me không chỉ hiện diện trong nhà của người dân Bình Thuận mà còn theo chân bà con Việt kiều đi xa.
Nghề làm mứt me ở Bình Thuận không biết có tự bao giờ, có lẽ rất lâu đời. Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết, mứt me được sản xuất hàng loạt, đáp ứng nhu cầu đón Tết cổ truyền của nhân dân.
 
Ngày Tết, có món mứt me bày ra thết đãi bà con, bạn bè, hấp dẫn vô cùng.
Một số hình ảnh đẹp
Mức me Phan Thiết
Mức me Phan Thiết

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password