Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt

Gạo huyết rồng và gạo lứt là hai loại gạo sạch tốt cho sức khoẻ được nhiều người biết đến và được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa gạo huyết rồng và gạo lứt do bề ngoài của chúng gần giống nhau. 

Do công dụng của hai loại gạo này hoàn toàn khác nhau nên sự nhầm lẫn có thể gây ra những tác hại cho sức khoẻ.

 Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt
Gạo huyết rồng và gạo lứt là hai trong số các loại gạo sạch tốt cho sức khoẻ. Nguồn: Internet

Các cách phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt

1. Cấu tạo gạo huyết rồng và gạo lứt giống nhau?

Gạo lứt thường có lớp vỏ ngoài màu nâu. Loại gạo này chính là loại gạo trắng chúng ta ăn hàng ngày hoặc gạo huyết rồng nhưng chỉ được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Và cũng chính vì chỉ được xay sơ như vậy nên gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, B1, B3, B6, Mg, Mn, chất xơ, chất sắt. Khi bẻ đôi hạt gạo lứt, nếu là gạo bình thường thì bên trong sẽ có màu trắng, nếu là gạo huyết rồng thì bên trong sẽ có màu đỏ. Tuy nhiên, gạo lứt được đề cập trong bài viết này là loại gạo gứt trắng bình thường

Gạo huyết rồng giống gạo màu đỏ nâu, khi bẻ đôi hạt gạo bên trong vẫn còn màu đỏ, gạo nấu cơm thơm ngậy. Loại gạo này thường được trồng ở vùng nước ngập sâu, gạo chứa nhiều đạm (protein), sắt, vitamin (nhất là vitamin B1), can xi, kali,… Nếu gạo huyết rồng chỉ được xay sơ, còn lớp vỏ cám thì sẽ được gọi là gạo lứt huyết rồng

Chính vì lớp vỏ ngoài có màu hơi giống nhau nên khi mua gạo, người mua hàng thường nhầm lẫn giữa gạo huyết rồng và gạo lứt vì nhìn không kĩ hoặc do người bán tư vấn sai. Hãy tham khảo ngay từng sản phẩm gạo dưới đây để hiểu rõ hơn về thực phẩm sử dụng quen thuộc hàng ngày của chúng ta:

2. Gạo huyết rồng và gạo lứt đều có tác dụng chữa tiểu đường?

 Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt
Gạo huyết rồng và gạo lứt không cùng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Nguồn: Internet

Điều này hoàn toàn không đúng vì theo các nghiên cứu y tế trên thế giới thì gạo lứt phù hợp với những người bị bênh tiểu đường còn gạo huyết rồng thì không vì có chỉ số đường huyết cao. Theo đó, gạo lứt có chứa lượng chất xơ rất lớn nên gạo lứt thuộc loại gạo có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, phù hợp với người bệnh tiểu đường và đối tượng béo phì ăn kiêng vì giúp tiêu hóa chậm, làm tăng đường huyết từ từ, ổn định đường huyết. 

Còn gạo huyết rồng đã được chứng minh là có chỉ số đường huyết cao lên tới 75,1 hoàn toàn không phù hợp cho những người bị bệnh tiểu đường, vì nếu dùng thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết, và nhanh xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường. 

Do tác dụng gần như ngược nhau trong việc chữa bệnh đái tháo đường của gạo huyết rồng và gạo lứt nên người bệnh hay người nhà của người bệnh cần hết sức chú ý khi mua gạo để tránh những tác hại đáng tiếc.

 

3. Công dụng khác của gạo huyết rồng và gạo lứt

Gạo huyết rồng và gạo lứt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có hàm lượng cao nên có tác dụng phòng ngừa và chữa nhiều bệnh khác nhau. 

Cụ thể như gạo lứt có các thành phần như carbohydrate phức. lipid, glucid, chất xơ, khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9 có khả năng giúp phòng và chữa bệnh loãng xương, bệnh tiêu hoá, giảm cholesterol, các bệnh về tim mạch và đặc biệt là rất hiệu quả cho những người muốn giảm cân.  Xem giá gạo lứt tím than

Trong khi đó gạo huyết rồng cũng có thành phần gồm nhiều chất chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6…các acid như: paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa các căn bệnh như ung thư vú, tim mạch, loãng xương, thoái hoá xương khớp,… 

 Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt
Gạo huyết rồng và gạo lứt có công dụng chữa bệnh khác nhau. Nguồn: Internet

4. Cách nấu gạo huyết rồng và gạo lứt thơm ngon

Vì cấu tạo của mỗi loại gạo khác nhau nên khi nấu gạo huyết rồng và gạo lứt cũng cần nấu khác nhau để có được hạt cơm thơm ngon. 

Gạo lứt có cấu tạo rất cứng nên trước khi nấu cần được ngâm kĩ vài tiếng đồng hồ trước khi nấu và khi nấu phải để hầm lâu thì hạt cơm mới dẻo bùi và càng nhai vị càng đậm. Và khi ăn cần nhai kĩ để việc tiêu hoá được dễ dàng hơn. 

Trong khi việc nấu gạo huyết rồng lại dễ dàng hơn vì giống gạo không cứng, nên có thể nấu mà không cần ngâm gạo trước, ăn thơm ngon, dẻo và bùi, càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi.

Hai loại gạo này tuy tốt cho sức khoẻ nhưng cũng không nên quá lạm dụng dễ gây tác dụng ngược. Và cần được bổ sung cùng với các loại dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác để có hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại, phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt đồng thời hiểu rõ công dụng của từng loại gạo giúp cho việc sử dụng hiệu quả hơn mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với sức khoẻ cho gia đình và bản thân.

Gạo huyết rồng và gạo lứt là hai loại gạo sạch tốt cho sức khoẻ được nhiều người biết đến và được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa gạo huyết rồng và gạo lứt do bề ngoài của chúng gần giống nhau. 

Do công dụng của hai loại gạo này hoàn toàn khác nhau nên sự nhầm lẫn có thể gây ra những tác hại cho sức khoẻ.

 Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt
Gạo huyết rồng và gạo lứt là hai trong số các loại gạo sạch tốt cho sức khoẻ. Nguồn: Internet

Các cách phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt

1. Cấu tạo gạo huyết rồng và gạo lứt giống nhau?

Gạo lứt thường có lớp vỏ ngoài màu nâu. Loại gạo này chính là loại gạo trắng chúng ta ăn hàng ngày hoặc gạo huyết rồng nhưng chỉ được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Và cũng chính vì chỉ được xay sơ như vậy nên gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, B1, B3, B6, Mg, Mn, chất xơ, chất sắt. Khi bẻ đôi hạt gạo lứt, nếu là gạo bình thường thì bên trong sẽ có màu trắng, nếu là gạo huyết rồng thì bên trong sẽ có màu đỏ. Tuy nhiên, gạo lứt được đề cập trong bài viết này là loại gạo gứt trắng bình thường

Gạo huyết rồng giống gạo màu đỏ nâu, khi bẻ đôi hạt gạo bên trong vẫn còn màu đỏ, gạo nấu cơm thơm ngậy. Loại gạo này thường được trồng ở vùng nước ngập sâu, gạo chứa nhiều đạm (protein), sắt, vitamin (nhất là vitamin B1), can xi, kali,… Nếu gạo huyết rồng chỉ được xay sơ, còn lớp vỏ cám thì sẽ được gọi là gạo lứt huyết rồng

Chính vì lớp vỏ ngoài có màu hơi giống nhau nên khi mua gạo, người mua hàng thường nhầm lẫn giữa gạo huyết rồng và gạo lứt vì nhìn không kĩ hoặc do người bán tư vấn sai. Hãy tham khảo ngay từng sản phẩm gạo dưới đây để hiểu rõ hơn về thực phẩm sử dụng quen thuộc hàng ngày của chúng ta:

2. Gạo huyết rồng và gạo lứt đều có tác dụng chữa tiểu đường?

 Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt
Gạo huyết rồng và gạo lứt không cùng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Nguồn: Internet

Điều này hoàn toàn không đúng vì theo các nghiên cứu y tế trên thế giới thì gạo lứt phù hợp với những người bị bênh tiểu đường còn gạo huyết rồng thì không vì có chỉ số đường huyết cao. Theo đó, gạo lứt có chứa lượng chất xơ rất lớn nên gạo lứt thuộc loại gạo có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, phù hợp với người bệnh tiểu đường và đối tượng béo phì ăn kiêng vì giúp tiêu hóa chậm, làm tăng đường huyết từ từ, ổn định đường huyết. 

Còn gạo huyết rồng đã được chứng minh là có chỉ số đường huyết cao lên tới 75,1 hoàn toàn không phù hợp cho những người bị bệnh tiểu đường, vì nếu dùng thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết, và nhanh xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường. 

Do tác dụng gần như ngược nhau trong việc chữa bệnh đái tháo đường của gạo huyết rồng và gạo lứt nên người bệnh hay người nhà của người bệnh cần hết sức chú ý khi mua gạo để tránh những tác hại đáng tiếc.

 

3. Công dụng khác của gạo huyết rồng và gạo lứt

Gạo huyết rồng và gạo lứt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có hàm lượng cao nên có tác dụng phòng ngừa và chữa nhiều bệnh khác nhau. 

Cụ thể như gạo lứt có các thành phần như carbohydrate phức. lipid, glucid, chất xơ, khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9 có khả năng giúp phòng và chữa bệnh loãng xương, bệnh tiêu hoá, giảm cholesterol, các bệnh về tim mạch và đặc biệt là rất hiệu quả cho những người muốn giảm cân.  Xem giá gạo lứt tím than

Trong khi đó gạo huyết rồng cũng có thành phần gồm nhiều chất chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6…các acid như: paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa các căn bệnh như ung thư vú, tim mạch, loãng xương, thoái hoá xương khớp,… 

 Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt
Gạo huyết rồng và gạo lứt có công dụng chữa bệnh khác nhau. Nguồn: Internet

4. Cách nấu gạo huyết rồng và gạo lứt thơm ngon

Vì cấu tạo của mỗi loại gạo khác nhau nên khi nấu gạo huyết rồng và gạo lứt cũng cần nấu khác nhau để có được hạt cơm thơm ngon. 

Gạo lứt có cấu tạo rất cứng nên trước khi nấu cần được ngâm kĩ vài tiếng đồng hồ trước khi nấu và khi nấu phải để hầm lâu thì hạt cơm mới dẻo bùi và càng nhai vị càng đậm. Và khi ăn cần nhai kĩ để việc tiêu hoá được dễ dàng hơn. 

Trong khi việc nấu gạo huyết rồng lại dễ dàng hơn vì giống gạo không cứng, nên có thể nấu mà không cần ngâm gạo trước, ăn thơm ngon, dẻo và bùi, càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi.

Hai loại gạo này tuy tốt cho sức khoẻ nhưng cũng không nên quá lạm dụng dễ gây tác dụng ngược. Và cần được bổ sung cùng với các loại dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác để có hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại, phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt đồng thời hiểu rõ công dụng của từng loại gạo giúp cho việc sử dụng hiệu quả hơn mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với sức khoẻ cho gia đình và bản thân.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password