Tìm hiểu cách sơ cứu người bị điện giật

Khoa học công nghệ càng phát triển, trong đó có công nghệ ánh sáng một mặt tạo ra thuận lợi, mặt khác cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Dễ thấy, đó chính là những vụ tai nạn thương tâm do cháy nổ điện hay điện giật gây nên.

Vậy liệu bạn đã biết cách sơ cứu người bị điện giật chưa? Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được kỹ năng cơ bản khi gặp tai nạn điện giật.

Điện giật – con số báo động

Theo thống kê, sau tai nạn giao thông thì điện giật được xếp vào nhóm có số người chết hàng năm cao ngất ngưỡng, trung bình cứ một năm có đến 250 người chết vì điện giật. Bên cạnh đó có hàng trăm người bị di chứng, dị tật khi chẳng may gặp tai nạn điện. Cùng với đó, những vụ cháy nổ vì điện chập, cháy điện hàng năm cũng ngày càng gia tăng.

Tìm hiểu cách sơ cứu người bị điện giật

Những điều này đã đe dọa rất lớn đến tính mạng con người. Và do vậy, việc tìm hiểu về cách sơ cứu người bị điện giật sẽ phần nào góp phần giảm thiểu những con số trên. 

Cách sơ cứu người bị điện giật

Để sơ cứu người bị điện giật đúng cách, khoa học và an toàn cho cả người bị nạn và người cứu chữa, chúng ta cần thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

-Đầu tiên, bạn cần tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách ngắt cầu dao điện. Nếu là sợi dây điện vướng trên người nạn nhân thì bạn cần dùng một vật khô, lấy sợi dây ra khỏi cơ thể nạn nhân, không nên dùng tay trực tiếp, gián tiếp cầm sợi dây vì rất dễ dẫn đến sự nhiễm điện.

Tìm hiểu cách sơ cứu người bị điện giật

-Sau đó, đặt nạn nhân nằm ngửa ở vị trí thoáng mát. Kiểm tra xem nạn nhân có còn thở hay đã ngưng thở.

-Đối với nạn nhân còn thở thì động viên tâm lý nạn nhân và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách sơ cứu người bị điện giật trong trường hợp ngừng thở, bất tỉnh, bạn làm như sau:

-Đặt nạn nhân nằm ngửa, tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực, bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực trái. Tích cực thổi ngạt, cứ mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần (đối với nạn nhân là người lớn và trẻ nhở trên 8 tuổi). Còn với trường hợp trẻ dưới 8 tuổi, bạn nên tích cực thổi ngạt 20-30 lần. Kết hợp ấn lồng ngực với hà hơi thổi ngạt theo chu kì cứ 5 lần ép tim là một lần hà hơi thổi ngạt.

Tìm hiểu cách sơ cứu người bị điện giật

-Sau khi nạn nhân có dấu hiệu thở trở lại, bạn nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Làm sao để phòng ngừa điện giật?

Tai nạn điện giật nếu như chậm trễ hoặc không biết cách xử lý có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Do đó, bạn cần tăng cường đề phòng và kỹ lưỡng trong việc phòng và bảo vệ cơ thể khỏi điện giật:

  1. Cần thiết kế các ổ điện ẩn, an toàn
  2. Không để các đồ dùng điện ở tầm với của trẻ, không để dây điện trần
  3. Nên thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong nhà
  4. Không đánh cá, diệt chuột bằng điện
  5. Không dùng tay ướt, khăn ướt cầm nắm những vật mang điện…

Tìm hiểu cách sơ cứu người bị điện giật

Như vậy, với toàn bộ những thông tin liên quan đến cách sơ cứu người bị điện giật và cách phòng ngừa trên đây, mong rằng các bạn sẽ biết cách bảo vệ và chăm sóc bản thân, gia đình khỏi tai nạn điện. Đồng thời, biết cách xử lý tình huống điện giật một cách khoa học nhất để tránh được những tai nạn thương tâm.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password