Cá nục cũng có thể gây ngộ độc

cá nục cũng gây ngộ độc - amthuc.sao.vnVừa qua tôi bị cấp cứu vì ăn cá nục rán (tôi bị ngứa và đỏ da khắp người). Vợ tôi cùng ăn chỉ bị nôn một lần, mặt hơi bị đỏ và ngứa.

Bác sĩ khuyên vợ chồng tôi lần sau không nên ăn cá này, thậm chí cả các loại hải sản khác để tránh bị lại. Xin KH&ĐS cho biết, chúng tôi có nên ăn cá nữa không?

Có hai dạng bệnh biểu hiện giống nhau cũng liên quan đến thức ăn đó là: dị ứng thức ăn (trong cá có một chất gây dị ứng là kháng nguyên, dị nguyên).

 Khi ăn cá, cơ thể chúng ta coi đó là chất lạ và cần phải tiêu diệt (trong y văn gọi là kháng nguyên hoặc dị nguyên).

cá nục cũng gây ngộ độc - amthuc.sao.vn
Ăn hải sản tươi sống vẫn là an toàn và bổ dưỡng hơn

Nhiều phản ứng quá mức có thể xảy ra trong cơ thể gây ra rất nhiều triệu chứng dị ứng (mẩn ngứa, đỏ da, đau bụng, nôn, ỉa chảy, khó thở, sốc…).

Hiện tượng này tuỳ thuộc vào bản thân cơ thể mỗi người, chỉ xảy ra với một số người nhất định và người bị dị ứng có thể bị dị ứng với một hoặc những chất nhất định (ví dụ sơn, lông gà, phấn hoa, thuốc…). Những lần bị dị ứng sau thường nặng hơn vì phản ứng của cơ thể sẽ nhanh và mạnh hơn lần trước.

Một số loại hải sản cũng là một nguyên nhân có thể gây dị ứng, nhưng thực chất là ngộ độc như: khi hải sản bị chết (không còn tươi, hải sản đông lạnh, hải sản khô) một số loại vi khuẩn đặc biệt tăng hoạt động, sản sinh ra một chất có tên là histamin (nói cách khác thịt hải sản bị biến chất do vi khuẩn biến thành chất độc).

Vi khuẩn sinh sôi nảy nở thì lượng histamin cũng tăng lên, tích luỹ trong thịt hải sản và không bị phân huỷ khi chúng ta đun nấu bằng mọi cách.

Khi hải sản có nhiều histamin, chúng ta ăn vào, chất này được hấp thu vào trong máu và gây các biểu hiện dị ứng (đỏ da, ngứa chủ yếu phần nửa trên của cơ thể, bao gồm đầu mặt cổ, ngực và tay, có thể có khó thở và tụt huyết áp, nôn, đau bụng)…

Trong khi đó, nếu là dị ứng thức ăn thì trong số nhiều người cùng ăn thường chỉ có một người bị bệnh và xét nghiệm mẫu hải sản không thấy gì đặc biệt. Chỉ một số trường hợp thì hải sản chết (thường gặp là cá ngừ, cá thu) mới có nhiều histamin như vậy.

Hiện nay, người ta vẫn chưa phòng tránh hữu hiệu được hiện tượng này. Theo chúng tôi, nhiều khả năng hai bạn bị ngộ độc do ăn phải cá có nhiều chất histamin, không phải bị dị ứng.

Bạn vẫn có thể tiếp tục ăn các loại hải sản. Tất nhiên, ăn hải sản tươi sống vẫn là an toàn và bổ dưỡng hơn, đồng thời nên cảnh giác, nếu lần sau có xảy ra các hiện tượng giống như vậy cần nhanh chóng đến bệnh viện.

Theo:afmily

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password