Chè con ong Bắc Kạn

Chè con ong Bắc Kạn

Vừa qua, Phòng Văn hóa huyện Chợ Mới đã tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn huyện đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học nhằm bảo tồn di sản có nguy cơ bị mai một. Trong số những di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê có di sản phi vật thể là chè con ong của người dân tộc Kinh huyện Chợ Mới. Chè con ong là món ăn quen thuộc của người Việt nhưng tại Chợ Mới lại mang những nét đặc trưng riêng.
 
Chè con ong là một loại ẩm thực có giá trị dinh dưỡng, mang tính tâm linh, tín ngưỡng từ rất lâu, được truyền từ đời này sang đời khác và có nguồn gốc từ người Kinh. Người Kinh nói chung và người Kinh thị trấn Chợ Mới quan niệm, ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày đầu mùa sinh nở của các loài sâu bọ đã phá hoại mùa màng. Khi người ta trồng cấy các loài cây lương thực hay cây ăn quả, cứ ra được hoa, kết được trái lại bị các loại côn trùng có hại đục phá, nhất là loài ong. Vì vậy họ đã nghĩ ra tục ăn tết mùng 5 tháng 5 âm (Tết đoan ngọ), tương trưng cho ngày ra quân diệt sâu bọ đang mùa sinh sôi nảy nở. Cứ vào ngày này hàng năm, người Kinh lại bày lên bàn thờ tổ tiên các loại hoa quả đang mùa và đặc biệt không thể thiếu được là món chè con ong. Ngày nay, chè con ong không chỉ được làm vào ngày 5 tháng 5 âm, mà còn làm vào ngày 30 Tết Nguyên đán.
 
Quá trình chế biến chè con ong cần chọn những nguyên liệu là: Gạo nếp ngon; đường phên; vừng hạt; đậu xanh; bột sắn dây; gừng già. Gạo nếp được đồ chín thành xôi, đổ ra nong, nia cho nguội. Cho bột sắn dây, đường, mật ong hòa tan, nước gừng vắt và cho vào nồi đun, khuấy đều tay, đến khi bột chín và sánh lại thì cho xôi vào tiếp tục đun và đánh rời hạt xôi, không cho nát, múc lên bát và rắc đậu xanh, vừng  rang chín.
 
Không gian thực hành và sử dụng món chè mang tính cộng đồng cao.Cùng với quá trình giao thoa văn hóa nhiều thế hệ, không chỉ dân tộc Kinh mà một số dân tộc khác trên địa bàn huyện Chợ Mới cũng góp phần trong việc duy trì di sản này.
 
Chè con ong có hương vị rất đặc trưng: Vị dẻo của gạo nếp, ngọt của đường thơm, mát dịu của bột sắn dây, nồng ấm của gừng. Trong ngày Tết Đoan ngọ, những hạt xôi dẻo mềm của món chè con ong tượng trưng cho nhộng ong, người ta ăn hết đi thì loài sâu bọ không còn sinh sôi, nảy nở để phá hoại mùa màng được nữa. Ngoài ý nghĩa đó, sự hòa quện của các hương vị trong chè còn tượng trưng cho sự xum họp đông đúc, đùm bọc lẫn nhau của con cháu trong ngày tất niên, trong phút giao thừa./.
Một số hình ảnh đẹp
Chè con ong Bắc Kạn

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined index: url in /home/amthucquan.com/public_html/wp-content/themes/recipe-press/partials/footer/call-to-action.php on line 17
x

Lost Password